Biện pháp thi công mẫu

Cột 500x500 mm:

Cột 600x600 mm:

Cột 700x700 mm:

Cột 800x800 mm:

Cột 900x900 mm:

BIỆN PHÁP THI CÔNG GÔNG THÉP HỢP KIM

I.               LẮP DỰNG:

1.1 Hệ Gông thép hợp kim bao gồm 4 thanh gông chính và 4 chốt thép dùng để nêm chặt các thanh gông lại với nhau tạo thành hệ liện kết cứng dùng để cố định ván khuôn cột tròn.

Chốt nêm có hình dạng hình tam giác vuông được bo tròn các đỉnh. Khi đóng nêm lưu ý để cạnh huyền ra phía ngoài cột – Để thuận tiện cho việc thi công chúng tôi chia sẻ thêm về đặc tính hình học chốt nêm – cạnh huyền chính là cạnh có đục lỗ tròn trên mỗi chốt nêm. Vì vậy khi thi công cần để ý hướng lỗ tròn ra phía ngoài và đóng chốt với lực vừa phải không quá mạnh. Khi lực đóng chốt quá mạnh sẽ làm biến dạng chốt và làm cong thanh gông do sức căng quá lớn.

1.2  Nguyên lý liên kết 4 thanh gông lại với nhau là nguyên lý đảo chiều...

Lưu ý: Khi bộ gông đầu tiên lắp theo cách thức như thế nào thì những bộ gông khác trong cùng một cột vẫn thi công giống bộ gông đầu tiên. Việc này giúp tăng cường tối đa diện tích thi công khu vực phía ngoài cột và đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ khu vực thi công coppha cột vuông trong công trường. 

1.3 Phương pháp lấy cữ khoảng cách các bộ gông: Có nhiều phương pháp khác nhau vì thế chúng tôi xin nêu ra vài phương pháp thường dùng và thấy rất hiệu quả:

-        Phương pháp thứ nhất là lấy thước đo độ cao phân bố các bộ gông ở 2 mặt coppha song song bất kỳ, sau đó lấy đinh bê tông đóng thanh ván gỗ ép vào thép sinh sao cho phần thừa ra 2 bên của thanh ván lớn hơn bề rộng thanh gông. Tiếp theo đặt 2 thanh gông vuông góc với 2 thanh ván vào vị trí trước và liên kết 2 thanh gông còn lại vào tạo thành hệ gông theo đúng nguyên lý đã nêu ở trên. Công việc cuối cùng là nêm 4 chốt vào để khóa cứng hệ gông lại.

-        Phương pháp thứ 2 là chuẩn bị sẵn 4 miếng ván thỏa mãn yêu cầu chiều dài ván lớn hơn 2 cạnh bất kỳ song song của tổ hợp coppha cột đang thi công, chiều cao ván thì 2 tấm kê đáy chiều cao là 200mm – 2 tấm còn lại chính là khoảng cách giữa các thanh gông đã được tính toán sẵn. Sau khi đặt 2 tấm ván kê bộ gông đáy cột lên thì thi công giống hệt phương pháp thứ nhất. Bộ gông tiếp theo sẽ được kê bằng tấm ván có chiều cao bằng khoảng cách tính toán giữa các bộ gông với nhau. Sau khi nêm chặt bộ gông lại thì từ từ rút 2 miếng coppha ra và tiếp tục lặp lại như lúc đầu.

II.            THÁO DỠ:

2.1 Tháo từ dưới tháo lên: Cách tháo khá đơn giản – chỉ cần gõ nhẹ 4 chốt thép phương từ dưới lên trên thì toàn bộ 4 thanh gong sẽ rơi xuống. Nhân công tháo gông cần 3 người – hai người gõ chốt di chuyển từ dưới lên trên, người còn lại có nhiệm vụ thu gom gông dưới chân cột – chú ý tháo và gom từng bộ gông một, không nên tháo nhiều bộ cùng lúc rồi mới gom sau, tránh tính trạng mất hoặc hỏng chốt nêm.

2.2 Sau khi tháo gông cần sắp xếp gông gọn gàng theo từng cặp để tiện kiểm đếm.

III.         VỆ SINH:

3.1 Vệ sinh bằng tay: dùng búa và đột dẹt để đánh phần bê tông bám vào thanh gông. Biển pháp này dễ gây tổn thương vùng da tay và mắt nên cần đeo găng tay bảo hộ và kính khi thực hiện.

3.2 Vệ sinh bằng máy cầm tay gắn bàn chải sắt: Biện pháp này nhằm giảm sức lao động cho nhân công tuy nhiên sẽ sinh ra rất nhiều bụi bẩn. Do đó cần có kính bảo hộ và khẩu trang khi thực hiện công tác vệ sinh.

IV.          SỬA CHỮA:

4.1 Đối với thanh gông hay xảy ra tình trạng cong – nguyên nhân chủ yếu do trong quá trình thi công đóng chốt nêm quá chặt đến khi đổ bê tông sức chịu lực của thanh gông quá nhiều gây biến dạng cong. Để sửa chữa biến dạng cong có thể dùng búa Tạ đập mạnh vào phần cong của thanh gông sau khi đã để thanh gông trên bề mặt phẳng – tuyệt đối không nên lấy thanh gông này đập vào thanh gông kia, như thế sẽ gây hỏng cả 2 thanh.

4.2 Đối với chốt nêm hay xảy ra hiện tượng cong đầu chốt – nguyên nhân đóng nêm quá chặt khi đổ bê tông sẽ làm biến dạng chốt. Hiện tượng cong, gãy than chốt – nguyên nhân do quá trình tháo gông không tuân theo nguyên tắc tháo từng bộ một mà tháo toàn bộ gông luôn một lúc làm cho các thanh gông rơi xuống gây biến dạng hoặc hỏng chốt. Để sửa chữa nên dùng búa nhỏ đập lại những chỗ cong cần sửa chữa.

V.             BẢO QUẢN:

5.1 Bảo quản gông sau khi vệ sinh nơi thích hợp. Nếu để ngoài trời nên phủ bạt tránh mưa nắng tiếp xúc trực tiếp gây lên hiện tượng oxy hóa kim loại.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Gông thép hợp kim

  Gông thép hợp kim  : là phụ kiện coppha giúp kiểm soát các hình thức của cop pha cột, có thể sử dụng cho các cột vuông hoặc cột chữ nhật. ...